Trẻ sơ sinh bị nấc là tình trạng xảy ra phổ biến ở các bé nhưng khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách khắc phục trẻ sơ sinh bị nấc cụt là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để được Review Tiết Kiệm chia sẻ những thông tin hữu ích về vấn đề.

Lý giải tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Việc trẻ sơ sinh bị nấc được xem là khá bình thường. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến bé sơ sinh bị nấc:

  • Trẻ bị trào ngược khí do không được giữ ấm cơ thể gây tình trạng trào ngược khí. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Trong các nguyên nhân thì có lẽ đây là nguyên nhân phổ biến nhất. 
  • Mẹ bỉm sữa cho trẻ uống sữa không đúng cách, khiến lượng sữa được tiếp nhận vào quá nhiều trong khi chưa tiêu hóa kịp, sữa sẽ bị ngưng tụ lại gây hiện tượng nấc cụt. 
  • Trường hợp trẻ uống sữa lạnh gây ngưng trệ khi không thể lưu thông, khi cơ tăng giảm thất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nấc cụt. Trường hợp này, mẹ bỉm cần chú ý bởi việc uống phải sữa lạnh về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng dạ dày của trẻ.
  • Trẻ bú sữa mẹ quá nhanh hoặc sữa mẹ ra quá nhiều khiến trẻ bị sặc, nghẹt thở và cũng dẫn đến nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?

Đối với câu hỏi của các mẹ bỉm về vấn đề trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không? chúng tôi xin khẳng định việc trẻ sơ sinh bị nấc nhiều là hoàn toàn không đáng lo ngại.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi thì tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, tình trạng nấc cụt chỉ kéo dài tối đa khoảng 10 phút, sau đó, cơ thể sẽ tự động cân bằng, điều chỉnh để khắc phục. Tuy nhiên, nếu các mẹ bỉm sữa vẫn không yên tâm và cảm thấy lo lắng thì có thể tham khảo một số mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi sẽ chia sẻ ở phần tiếp theo.

Mặc khác, đối với những cơn nấc cụt kéo dài, diễn ra thường xuyên thì các mẹ cần đặc biệt chú ý và tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi để biết nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời. Bởi trường hợp này, các bé có thể đang gặp các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến đường ruột hoặc dạ dày. Ngoài ra, những cơn nấc cụt có tần suất dày đặc còn có thể là biểu hiện của một số căn bệnh khác như: hen suyễn, dị ứng, hoặc trẻ hít phải bụi và chất độc hại từ môi trường ô nhiễm,…

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt như thế nào?

Mặc dù việc nấc cụt sẽ tự hết sau một khoảng thời gian nhất định nhưng để hạn chế tình trạng khó chịu khi nấc cụt ở trẻ, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây:

  • Mẹ sử dụng hai ngón tay của mình nhẹ nhàng nhét vào lỗ tai của trẻ, giữ như vậy trong khoảng 30 giây sẽ thấy tần suất nấc cụt của bé giảm rồi hết hẳn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng cách bóp nhẹ 2 cánh mũi bé và cùng lúc giữ miệng bé khép hờ trong 2-3 giây. Cứ làm như vậy khoảng 15-20 lần, mỗi lần kéo dài 3 giây là được.
  • Trường hợp mẹ quan sát thấy sau khi bú sữa xong bé sơ sinh thường xuyên có dấu hiệu nấc cụt thì mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú. Các mẹ có thể đổi tay hoặc đổi cách bế sao cho hạn chế để không khí tràn vào miệng và dạ dày của bé. Đồng thời vỗ nhẹ nhưng dứt khoát vào lưng hoặc vai của bé, để bé ợ hơi ra. Như vậy, bé sẽ chấm dứt cơn nấc cụt của mình.
  • Mẹ chuẩn bị ly nước ấm có nhiệt độ phù hợp; sau đó, cho bé hớp từng ngụm nước nhỏ khoảng chừng 2,5ml/lần. Cách này giúp lưu thông lượng không khí ứ đọng, lưu thông khí quản giúp cắt nhanh cơn nấc cụt. 
  • Nếu bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm thì mẹ có thể áp dụng mẹo cho một ít đường vào lưỡi bé. Vị ngọt từ đường có tác dụng giảm co thắt cơ hoành, nhờ đó cắt được cơn nấc cụt của trẻ.
  • Mẹ cần kiểm tra kích thước núm vú giả của con đã phù hợp chưa. Bởi, trường hợp núm vú có kích thước lớn hơn nhiều so với miệng bé sẽ dẫn đến việc không khí dễ tràn vào miệng và dạ dày. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng nấc cụt vậy nên để hạn chế, mẹ thay một núm vú giả có kích thước nhỏ hơn, tình trạng này sẽ được khắc phục nhiều đấy.

Biện pháp đơn giản ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Tình trạng nấc cụt không những gây khó chịu cho bé mà còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của mẹ. Chính vì thế, để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

  • Chú ý cho bé ăn đúng bữa, không được để cho bé quá đói mới cho ăn sữa. Mẹ cần chú ý hạn chế việc bé ăn sữa quá no. Sau khi cho con ăn sữa, mẹ hãy giữ tư thế nâng cao đầu của con và giữ như vậy trong khoảng 10ph để hạn chế tình trạng ứ đọng sữa gây nấc cụt. 
  • Không chỉ cần giữ ấm cho cơ thể bé mà nhiệt đồ phòng mẹ cũng cần chú ý giữ ở mức ổn định. Trường hợp, phòng ở quá trống, mẹ nên choàng thêm cho bé chiếc chăn xô vào cổ; động thời hạn chế để gió lạnh lồng trực tiếp vào nhà.
  • Bên cạnh đó, vào mùa lạnh, các mẹ nên bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé. Việc làm này không chỉ hạn chế cơn nấc cụt của bé mà còn giảm tình trạng cảm sốt ở trẻ vào mùa lạnh.
  • Khi pha nước tắm cho bé sơ sinh; các mẹ phải chú ý không để nước tắm có nhiệt độ chênh lệch nhiều so với nhiệt độ phòng. Nếu có điều kiện, đừng ngần ngại sắm máy sưởi hoặc quạt sưởi để làm ấm phòng.

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị nấc không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ nên cha mẹ không cần quá lo lắng mà phải thật thật bình tĩnh khi xử lý. Hi vọng, những mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh mà Review Tiết Kiệm chia sẻ trên đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho những bậc làm cha làm mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ. 


Bài viết liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?