• Trang chủ
  • >
  • Kinh nghiệm
  • >
  • Hình ảnh thai 7 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai 7 tuần đã có tim thai chưa?

Khi bước vào tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt được sự có mặt của một sinh linh bé nhỏ đang hòa cùng nhịp thở với mình. Chắc hẳn mẹ rất tò mò muốn biết thai 7 tuần như thế nào, thai 7 tuần kích thước bao nhiêu hay thai 7 tuần tuổi đã có tim thai chưa…

Những mẹ nào đang hoặc sắp bước vào tuần thứ 7 của thai kỳ hãy theo dõi bài viết về hình ảnh thai 7 tuần tuổi này nhé!

Hình ảnh thai 7 tuần tuổi phát triển ra sao?

hình ảnh thai 7 tuần tuổi

Có thể nói đây là giai đoạn mà bé phát triển rõ rệt hơn so với những tuần đầu tiên của thai kỳ. Qua kết quả thăm khám, các mẹ có thể thấy được hình ảnh thai siêu âm thai 7 tuần với các đặc điểm như:

  • Phần xương đuôi co dần lại và sẽ biến mất trong khoảng thời gian ngắn tới.
  • Những ngón tay, ngón chân đang dần dần hình thành.
  • Mắt của bé đang dần to hơn, bộ não cũng phát triển rất nhanh.
  • Bắt đầu hình thành các bộ phận tai và lưỡi với kích thước rất bé, chân răng cũng bắt đầu xuất hiện trong hàm.
  • Các cơ quan nội tạng của bé cũng hình thành phát triển với tốc độ rất nhanh. Tế bào thần kinh cũng hình thành sơ khai.
  • Dây rốn cũng được hình thành và bắt đầu hoạt động để cơ thể bé có thể nhận được oxy và dưỡng chất từ cơ thể của mẹ trong suốt cả quá trình của thai kỳ.

Giai đoạn thai 7 tuần kích thước bao nhiêu?

thai 7 tuần kích thước bao nhiêu

Mặc dù các cơ quan, bộ phận của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng kích thước của thai trong giai đoạn 7 tuần tuổi này là rất nhỏ. Chiều dài chỉ khoảng 1 – 1.3cm, cân nặng khoảng vài gram.

Thai 7 tuần có tim thai chưa?

thai 7 tuần có tim thai chưa

Nhiều mẹ thắc mắc thai 7 tuần tuổi đã có tim thai chưa? Bước vào mốc khoảng 7 tuần tuồi thai nhi đã bắt đầu có tim thai rồi nha các mẹ! Nhịp tim thai 7 tuần ở khoảng 110 – 150 lần/ phút. Tuy nhiên cũng có những trường hợp vào tuần thứ 8 hoặc thứ 9 mới nghe được tim thai. Các mẹ không nên quá lo lắng vì tâm lý của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra và cho bạn lời khuyên bổ ích nhất.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai vào 7 tuần tuổi

Suốt cả quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt từ ngoại hình cho đến tâm lý. Mặc dù người khác nhìn vào vẫn chưa thấy sự thay đổi gì ở bạn nhưng trong giai đoạn này chính bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi ở mình từng ngày.

  • Bầu ngực căng to hơn, núm vú cũng to hơn bình thường, xuất hiện các đốm nâu trên phần núm vú. Các tĩnh mạch trên ngực xuất hiện nhiều hơn. Cho tới khi em bé chào đời ngực của mẹ sẽ còn phát triển hơn do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Các mẹ nên lựa chọn áo ngực thoải mái, nhẹ nhàng để luôn được cảm giác dễ chịu nhất.
  • Số lần đi tiểu của mẹ cũng sẽ nhiều hơn bình thường.
  • Nhiều mẹ sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi trong người, thường xuyên bị buồn nôn đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi nghe mùi thức ăn.
  • Do sự thay đổi của cơ thể nên làn da cũng có thể bị thay đổi. Các mẹ cũng không nên hoang mang khi thấy mặt xuất hiện mụn hay da bị sạm màu.

Chăm sóc mẹ bầu khi thai 7 tuần tuổi

chế độ sinh hoạt khi mang thai

Mang thai là cả một hành trình dài và khá vất vả nên các mẹ cần chuẩn bị sẵn những kiến thức để biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển của một đứa bé. Mẹ cần phải luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ để truyền năng lượng tích cực cho con. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích dành cho các mẹ đang mang thai:

  • Mẹ cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm chứa đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh để cung cấp nguồn chất xơ và các vitamin cần thiết. Mẹ nên ăn các thực phẩm có chứa canxi và sắt trong mỗi bữa ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên nên ăn uống khoa học với một khẩu phần ăn vừa đủ, quá nhiều cũng không tốt.
  • Kiêng ăn những thực phẩm thịt cá chưa được nấu chín, đồ muối chua, đồ cay. Không uống các loại nước có chất kích thích như cà phê, bia rượu, nước có gas. Hạn chế ăn đồ ngọt. Tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây nguy cơ sảy thai như rau ngót, rau má...
  • Nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ, không nên ngồi quá lâu một chỗ.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo không bị thiếu nước gây khô ối. Ngoài ra nên uống nước cam, nước hoa quả để cung cấp vitamin tăng sức đề kháng.
  • Không làm việc nặng quá sức, cố gắng thư giãn để ngủ đủ giấc. Có như thế thì mẹ mới đủ sức khỏe để vượt cạn thành công.
  • Phụ nữ mang thai thường rất dễ nhạy cảm với mọi vấn đề, vì vậy bạn nên chủ động tâm sự cùng người thân để cảm thấy dễ chịu hơn, giảm căng thẳng.
  • Nên dành thời gian tìm hiểu về kỹ năng chăm sóc bé để sau sinh mẹ có thể sẵn sàng mọi thứ cùng con.
  • Khám thai và khám sức khỏe định kỳ là một việc chắc chắn không thể thiếu của các mẹ.

Các mẹ hãy tự tạo cho mình một kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để bé yêu cùng mẹ khỏe mạnh phát triển mỗi ngày. Hy vọng bài viết về hình ảnh thai 7 tuần tuổi sẽ bổ ích cho bạn trên hành trình tìm kiếm kiến thức chăm sóc mẹ và bé trong thai kỳ. Cùng ReviewTietKiem chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay mỗi ngày nhé!

Xem thêm


Bài viết liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?