Dấu hiệu mang thai tuần đầu là điều mà rất nhiều phụ nữ quan tâm. Sau đây, ReviewTietKiem sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như một số lưu ý cho các mẹ trong những tuần đầu mang thai.

7 dấu hiệu mang thai tuần đầu

Ngoài việc thực hiện xét nghiệm máu để xác định nồng độ HCG và siêu âm thai, chúng ta có thể nhận biết việc mang bầu dựa vào các dấu hiệu sau:

Ra máu báo – Cách nhận biết có thai điển hình nhất

Hiện tượng này xảy ra là do phôi làm tổ dẫn đến xuất huyết. Máu báo thai thường có ở tuần thứ 4 khi trứng đã được thụ tinh. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có dấu hiệu này hoặc có nhưng thường bị nhầm lẫn với kinh nguyệt. Một số biểu hiện của ra máu báo:

  • Màu sắc: màu hồng hoặc đỏ nâu.
  • Lượng máu: ít, thường dùng giấy thấm mới phát hiện được.
  • Cơn đau: tùy từng phụ nữ mà cơn đau có thể ít hoặc nhiều.
  • Thời gian ra máu báo: khoảng 2 – 3 ngày.
dấu hiệu mang thai tuần đầu

Đau âm ỉ vùng bụng dưới – Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh

Song song với hiện tượng ra máu báo, các mẹ sẽ cảm thấy râm ran đau ở phần bụng dưới giống như sắp đến chu kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau có thể diễn ra nhiều lần trong ngày và sẽ kết thúc muộn nhất ở tuần thai thứ 6. Một số người lầm tưởng do cơ thể mệt mỏi dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ có thai, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Dịch âm đạo nhiều hơn – Dấu hiệu có thai tuần đầu

Khí hư màu trắng đục sẽ xuất hiện nhiều hơn trong những tuần đầu mang thai và tạo cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Đây lại là thay đổi tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý đến dấu hiệu này nếu đang sử dụng một số thuốc chống chỉ định cho các bà bầu nhé.

Trễ kinh – Biểu hiện có bầu dễ nhận thấy nhất

Khi phôi thai hoàn tất quá trình làm tổ, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất ra hormon HCR để hạn chế sự tích trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt đồng thời duy trì được thai kỳ. Đối với những phụ nữ có kinh nguyệt không đều sẽ rất khó khẳng định có mang thai hay không bằng dấu hiệu chậm kinh. Vì vậy, để chắc chắn, các bạn hãy sử dụng que thử thai hoặc làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ HCR.

cách nhận biết có thai

Mạch đập ở cổ tay khi mang thai như thế nào?

Nhịp tim của phụ nữ mang thai sẽ nhanh hơn so với thông thường khoảng 10-15 nhịp/phút (phụ nữ không mang bầu, nhịp tim khoảng 70 nhịp/phút). Vận dụng lý thuyết này, người xưa đã áp dụng phương pháp bắt mạch ở cổ tay để kiểm tra phụ nữ có thai hay không. Tất nhiên, mức độ chính xác của mẹo nhận biết có thai theo dân gian này sẽ không thể hiệu quả bằng các cách xác định cấn bầu như hiện nay.

Cơ thể luôn ở trong trạng thai mệt mỏi

Buồn ngủ và mệt mỏi là một trong những thay đổi rõ rệt nhất của phụ nữ khi mang thai. Nhiều người gọi đó là “nghén ngủ”. Điều này xảy ra là do lượng progesterone tăng, nhịp tim và lượng máu cũng nhanh hơn dẫn đến tình trạng ngất xỉu hoặc đau đầu ở các thai phụ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ở những tuần đầu còn có một số biểu hiện khác như đau tức ngực, đầy hơi, ợ nóng…

Hiện tượng cổ giật như thế nào là có thai?

Tuy chưa có bất kỳ chứng minh khoa học nào khẳng định việc cổ giật bên nào hay cổ giật như thế nào là mang thai nhưng theo quan điểm xưa mạch ở cổ gần quai xanh của người phụ nữ có thai sẽ đập rất mạnh, có thể quan sát thấy rõ mà không cần phải sờ tay vào.

dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh

Một số lưu ý khi xuất hiện dấu hiệu có thai tuần đầu

Lần đầu làm mẹ là cảm giác vô cùng thiêng liêng và chắc hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua cảm xúc hạnh phúc đó. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:

Sử dụng que thử thai hoặc đi khám khai để chắc chắn việc mang bầu là đúng

Đối với những người lớn tuổi hoặc nhiều kinh nghiệm vẫn có thể nhìn bụng biết có thai. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn có mang bầu hay không, hãy dùng que thử thai hoặc đi khám thai bằng cách xét nghiệm nồng độ HCG trong máu. Nếu nồng độ beta HCG trên 25 mUI/ml thì xin chúc mừng bạn, bạn sẽ sắp được đón chào một thiên thần bé nhỏ.

nhìn bụng biết có thai

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu

Axit folic có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, nếu có kế hoạch mang bầu, các bạn nên bổ sung axit folic và các vitamin trước 3 tháng để đảm bảo cho thai kỳ khoẻ mạnh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần từ bỏ thói quen sinh hoạt xấu, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…

Tam cá nguyệt đầu là giai đoạn rất nhạy cảm bởi người mẹ phải tập thích nghi với việc có thêm một sự sống khác trong cơ thể mình. Mẹ cần phải bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn đồng thời thăm khám bác sĩ để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Thư giãn, nghỉ ngơi là một cách để giảm bớt các triệu chứng khó chịu

Khi mang thai, đặc biệt là ở lần đầu tiên, mẹ bầu không tránh khỏi những bôí rối và lo lắng. Bên cạnh đó là những bộn bề trong cuộc sống, công việc. Đối với các mẹ làm việc công sở, hãy cố gắng sắp xếp xen kẽ thời gian làm việc và tranh thủ nghỉ ngơi để giảm bớt những triệu chứng khó chịu

  • Mẹ có thể tập những bài tập hít thở tại chỗ cho bà bầu để tránh tình trạng bị hụt hơi, chóng mặt.
  • Không ăn quá no một lúc để hạn chế bị đầy bụng, ợ nóng, thay vào đó, hãy chia nhỏ bữa ăn, bổ sung nhiều hoa quả như cam, bơ, chuối…
  • Nếu bị “nghén ngủ”, hãy ngủ nhiều hơn nếu có thể. Điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy khoẻ hơn.
  • Chia sẻ, tâm sự với các thành viên còn lại trong gia đình về những khó chịu mẹ đang gặp phải để tâm trạng thoải mái hơn.

Hi vọng, các dấu hiệu mang thai tuần đầu chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thêm một số kiến thức bổ ích cho hành trình tiếp theo của mình. Chúc các bạn vui vẻ!


Bài viết liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?