Tủ lạnh từ lâu đã trở thành thiết bị gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, cách vệ sinh tủ lạnh sai là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tuổi thọ của chúng đồng thời ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.

Hãy cùng Review Tiết kiệm tìm hiểu về phương pháp làm sạch tủ lạnh tại nhà đơn giản, hết mùi hiệu quả.

Cách vệ sinh tủ lạnh đúng cách

 Trước hết, đừng tiếc thời gian, nên dành 20 phút để hoàn tất những công đoạn dưới đây nhé.

Bước 1: Chuẩn bị.

  • Khăn bông sạch hoặc giấy đa năng.
  • Túi đựng rác tự phân huỷ.
  • Nước.
  • Giấm trắng hoặc baking soda (men nở).
  • Nước lau kính (dùng để làm sạch bên ngoài tủ lạnh).
  • Bàn chải đánh răng.
  • Miếng mút mềm.
  • Nước rửa chén.

Bước 2: Dọn trống tủ lạnh.

  • Lấy toàn bộ thức ăn ra khỏi tủ lạnh để tránh bụi bẩn và đổ vỡ trong quá trình lau dọn.
  • Phân loại sản phẩm còn hạn sử dụng và hết hạn sử dụng, các thực phẩm còn sống và đã qua sơ chế.
  • Bỏ những sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thức ăn lâu ngày (trên 03 ngày) vào túi đựng rác.
  • Ưu tiên sử dụng những chai, lọ, hộp thuỷ tinh để đựng thực phẩm đã chín.
cách làm sạch tủ lạnh

Bước 3: Tháo rời các ngăn.

Các bộ phận như kệ, ngăn kéo, khay đựng trứng đều có thể tháo rời khỏi tủ lạnh. Sử dụng miếng mút mềm để rửa sạch chúng bằng nước rửa chén, lau khô trước khi lắp lại tủ lạnh.

cách lau chùi tủ lạnh

Bước 4: Hướng dẫn cách lau chùi tủ lạnh.

Đây là công đoạn quan trọng và tỉ mỉ nhất trong cách vệ sinh tủ lạnh. Bạn nên sử dụng nguyên liệu tự nhiên thay vì hoá chất tẩy rửa bởi chúng an toàn và không gây hại cho sức khoẻ.

Sử dụng giấm trắng pha cùng nước ấm và thêm vài giọt nước rửa bát hoặc trộn 2 thìa cà phê baking soda với nước ấm.

Dùng miếng mút mềm hay vải bông sạch thấm ướt một trong hai dung dịch trên và tiến hành lau chùi tủ lạnh từ trên xuống dưới. Chú ý các khe hở và kẽ bám – nơi chứa đựng nhiều vi khuẩn nhất trong tủ lạnh, hãy vệ sinh chúng thật kỹ bằng bàn chải đánh răng.

Cuối cùng, sau khi tủ lạnh của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ, lau khô các bộ phận và lắp trở lại tủ lạnh.

hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh

Cất lại thức ăn đã được phân loại vào tủ lạnh, có thể cắt nửa quả chanh để khử mùi và tạo hương thơm dịu mát cho ngăn tủ của bạn.

Bước 5: Cách làm sạch bên ngoài tủ lạnh

Hiện nay, hầu hết các tủ lạnh đều sử dụng nguyên liệu thép tráng men nên nước lau kính chính là giải pháp hiệu quả nhất để làm sạch bề mặt tủ.

  • Phun nước lau kính lên bên ngoài tủ lạnh, lau thật kỹ các mảng bám bằng giấy đa năng. Chú ý không phun vào đằng sau và nóc tủ lạnh để tránh chập điện và hỏng động cơ.
  • Lau lại lần nữa bằng khăn bông khô để đảm bảo hoá chất không còn dính trên bề mặt.
  • Sử dụng chổi lông gà để phủi bụi nóc, phía đáy và mặt sau tủ lạnh. Có thể vệ sinh dây điện bằng khăn ẩm nhưng hãy đảm bảo thật an toàn trước khi cắm lại chúng.
  • Ngoài ra, đối với bề mặt tủ lạnh là thép không rỉ, làm ẩm khăn bông bằng dung dịch giấm rồi tiến hành lau chùi.

Vệ sinh tủ lạnh trong tình trạng nào?

Vệ sinh tủ lạnh cũ.

Sử dụng baking soda cho những vết xước và mảng bám lâu ngày sẽ giúp chiếc tủ lạnh cũ trở nên sáng bóng và sạch sẽ hơn.

Vệ sinh tủ lạnh lâu ngày, nấm mốc.

Tủ lạnh chứa thức ăn lâu ngày nhưng không được sử dụng sẽ sản sinh rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ.

Với trường hợp này, hỗn hợp giấm trắng chính là vũ khí lợi hại nhất. Hãy áp dụng cách vệ sinh tủ lạnh nêu trên để làm sạch chúng.

Vệ sinh tủ lạnh bị đóng tuyết.

Rút phích cắm điện để nhiệt mất từ từ đến khi tan chảy tuyết và vệ sinh chúng theo các bước như trên.

Vệ sinh gioăng cao su tủ lạnh.

Gioăng cao su tủ lạnh có tác dụng giữ nhiệt nên cần phải được vệ sinh cẩn thận.

Vệ sinh cánh quạt tủ lạnh.

Dùng khăn ẩm lau sạch bụi bẩn và chỉ vệ sinh cánh quạt tủ lạnh trong trường hợp nó nằm tách rời các bộ phận khác.

4 lưu ý khi vệ sinh tủ lạnh.

Dọn dẹp tủ lạnh đúng cách không chỉ thực hiện theo các bước nêu trên mà còn có một số lưu ý sau:

Thời gian vệ sinh định kỳ.

Định kỳ 1 tuần/ lần các bạn nên vệ sinh tủ lạnh bằng hai cách đơn giản như lau chùi các ngăn và phân loại thức ăn để loại bỏ những thực phẩm hỏng.

Nếu quá bận, hãy cố gắng vệ sinh chúng 1 tháng/ lần để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình bạn.

Ngắt điện khi vệ sinh.

Lau chùi tủ lạnh khi đang hoạt động là cách làm sai mà nhiều người hay mắc phải. Điều này khiến cho hơi lạnh bị bay ra ngoài và gây tốn điện.

Một số tủ lạnh còn có chức năng báo hiệu khi cánh tủ đóng không chặt sẽ gây khó chịu cho người lau chùi.

Vì vậy, chúng ta nên rút phích cắm điện trước khi làm sạch chúng.

chú ý khi vệ sinh tủ lạnh

Cách khử mùi trong tủ lạnh.

Để khử sạch mùi hôi trong tủ lạnh trước hết thực phẩm phải được đậy kín trong hộp. Không để thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng trong tủ lạnh. Hạn chế tối thiểu việc mất điện đột ngột bởi chúng là nguyên nhân khiến thức ăn nhanh hỏng và gây mùi khó chịu.

Những loại thường được dùng để khử mùi trong tủ lạnh gồm lát chanh tươi, vỏ cam quýt, bã cà phê, chè khô, bánh mì…

Bạn có thể trực tiếp cho chúng vào các ngăn trong tủ để hấp thụ mùi khó chịu.

Một số gợi ý giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn trong tủ lạnh.

Không phải tất cả thực phẩm đều có cách bảo quản giống nhau. Muốn thức ăn luôn được tươi ngon cần thực hiện đúng các lưu ý sau:

  • Đặt nhiệt độ phù hợp: thường từ 1.7 đến 5 độ C đối với ngăn mát và -18 độ C đối với ngăn lạnh.
  • Phân loại thực phẩm: Thức ăn sống, thức ăn chín và các loại rau củ quả phải được để riêng từng ngăn tránh nhiễm khuẩn chéo.
  • Cất giữ lượng thức ăn vừa đủ trong tủ lạnh.
  • Tránh để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh bởi nó là nguyên nhân chính gây hại cho sức khoẻ của bạn.
  • Sử dụng túi zip hoặc hút chân không để bảo quản lâu hơn.

Hi vọng những chia sẻ về cách vệ sinh tủ lạnh trên sẽ giúp chị em nội trợ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc căn bếp cũng như sức khoẻ của những người thân yêu. Chúc các bạn thành công!



Bài viết liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?