Trẻ bị nghẹt tắc mũi hay bị ngạt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm đường hô hấp, thời tiết thay đổi,… khiến cho bé khó chịu, quấy khóc và khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, Review Tiết Kiệm sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân cũng như các triệu chứng để phòng tránh và cách trị nghẹt mũi cho bé an toàn và hiệu quả.

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Một số nguyên nhân đẫn đến nghẹt mũi ở bé

Nguyên nhân dẫn đến ngạt mũi ở trẻ rất là nhiều nhưng các bậc phụ huynh rất dễ bị nhầm lẫn giữa các nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Thay đổi thời tiết hay môi trường sống: sự thay đổi đột ngột của thời tiết hoặc môi trường sống mới, trẻ sẽ gặp các vấn đề về hô hấp như ngạt mũi, ho, viêm họng,..
  • Bệnh lý về tai- mũi- họng: có thể là các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, lệch vách ngăn mũi.
  • Nhiễm khuẩn hay nhiễm virus: dị ứng, cảm lạnh, nhiễm lạnh
  • Có dị vật hoặc chấn thương trong mũi: có thể là do bé vô tình kẹt hoặc tự nhét vào mũi các dị vật như đồ chơi, hạt tròn, màu sáp,..

Các bé còn nhỏ thì rất khó để bày tỏ cảm xúc cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân, nên các bố các mẹ phải thường xuyên theo dõi bé một cách sát sao.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nghẹt mũi ở trẻ

Một số triệu chứng dễ dàng nhận thấy ở các bé khi khi bị nghẹt mũi:

  • Trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới đau và khô rát họng, dẫn đến viêm họng ở trẻ.
  • Ngoài ra, việc nghẹt mũi như vậy khiến cho bé thở khò khè, khó khăn khi bú mẹ, khó ngủ.
  • Triệu chứng của bệnh này còn kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi, và ho.
  • Bé chỉ cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn khi được bố mẹ bế đứng.

Thường xuyên bị nghẹt mũi, sẽ khiến khả năng hoạt động thường ngày của bé không được linh hoạt, khiến bé chậm chạp, không thích hoạt động, khó tập trung vì sự lưu thông không khí qua mũi khó khăn. Nghẹt mũi thường xuyên dễ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ như: cằm đưa ra phía trước, răng hô, và một số ảnh hưởng khác.

Mách bố mẹ một vài cách trị nghẹt mũi cho bé

Bé chủ yếu thở bằng miệng khi bị nghẹt mũi, làm cho cổ họng của bé khóc chịu, và khô rát dễ dẫn đến viêm họng mãn tính. Do đó, bố mẹ nên áp dụng vài cách sau đây để giúp giảm những cơn khó chịu do nghẹt mũi gây ra cho bé nhé:

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý

Đây là một phương pháp an toàn, không cần dùng thuốc để trị nghẹt mũi cho bé. Bố mẹ chỉ cần đặt đầu bé hơi ngửa ra sau, sau đó nhỏ 2-3 giọt vào mỗi lỗ mũi của bé, chờ vài phút sau và làm sạch mũi cho bé.  Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh sử dụng cho bé quá nhiều đẫn đến khô niêm mạc mũi của bé và làm cho bệnh viêm mũi của bé sẽ nặng hơn nhé.

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất bằng cách hút mũi

Bố mẹ đặt bé nằm trên gối hơi cao một chút, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lí cho mềm các dịch nhầy, sau đó sử dụng dụng cụ như bóng cao su mềm hoặc dạng 2 vòi thông nhau để hút dịch mũi cho bé dễ thở, làm thay phiên 2 lỗ mũi của bé.

cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Cách trị nghẹt mũi cho bé bằng phương pháp xông hơi

Có thể cho bé xông hơi bằng nước nóng trong một thời gian ngắn cũng là một cách hiệu quả. Cách này làm loãng dịch nhầy trong mũi cho bé, làm bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bố mẹ hãy theo dõi bé một cách cẩn thận để tránh gây phỏng cho bé.

Dùng máy cấp ẩm trong phòng

Một cách phổ biến nay nay đó là dùng máy cấp ẩm không khí. Máy này có thể điều hòa được độ ẩm cũng như nhiệt độ trong không khí, giúp các bé gặp vấn đề về hô hấp cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.

Trong quá trình sử dụng, mẹ có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà để giúp bé thư giãn hơn. Tuy nhiên, bố mẹ nên theo dõi bé có dị ứng với tinh đầu bạc hà không nhé.

Kê cao gối và day mũi nhẹ nhàng cho bé  khi bé ngủ

Điều này khiến cho các dịch nhầy trong khoang mũi của bé thoát ra ngoài, làm thông đường thở khiến bé dễ chịu hơn. Vì vậy, bố mẹ nên áp dụng cách này cho các bé lớn hơn một tí, tầm 2 tuổi trở lên và tránh xa gối nằm của bé khỏi các vật dụng khác. Vì theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, điều này giúp tránh tình trạng “Hội chứng đột tử sơ sinh” xảy ra ở trẻ.  

Cho bé uống nhiều nước hơn

 Khuyến khích bé uống nhiều nước hơn các bố mẹ nhé, vì nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và làm lỏng chất nhầy. Cách tốt nhất là nên cho bé uống từng ngụm nhỏ một trong suốt một ngày là đủ rồi.
cách trị ngạt mũi cho trẻ

Dùng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp thoa cho bé

Làm ấm cơ thể của bé bằng cách dùng đầu tràm hoặc dầu khuynh diệp, massage nhẹ nhàng các vùng như gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,.. bố mẹ nha. Hoặc có thể bôi một chút ra tay để cho bé hít vào, cách này có thể chữa sổ mũi và ngạt mũi của bé rất hiệu quả.

Luôn giữ ấm cho trẻ

Thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ thay đổi, bé rất dễ bị cảm lạnh, đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi. Vì thế, bố mẹ nên ưu tiên giữ ấm cho trẻ.

Chườm nóng cho bé

Gần giống như xông hơi, cách này cũng có tác dụng làm giảm tình trạng tắc nghẽn xoang cũng như làm dịu đi cảm giác khó chịu của bé. Tuy nhên, hãy áp dụng cho các bé lớn, chịu hợp tác để tránh làm phỏng con.

Những điều cần tránh khi trị nghẹt mũi cho trẻ

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé, khi trị nghẹt mũi cho bé tại nhà:

  • Không dùng miệng để hút dịch nhầy trong mũi của bé, gây nhiễm khuẩn làm tình trạng viêm của bé trầm trọng hơn.
  • Không nên sử dụng các bài thuốc, mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc mà không có sự thăm khám hay chuẩn đoán của bác sĩ.
  • Không nên kiêng tắm rửa vệ sinh cho bé. Nếu kiêng tắm, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh phát triển và gây bệnh cho trẻ.
  • Không ủ bé quá chặt, khiến bé khó chịu và khó thở.
cách chữa ngạt mũi cho bé

Trên đây là một số thông tin cũng như cách trị nghẹt mũi cho bé. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại cho bố mẹ thật sự bổ ích để cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi của bé, giúp các bé yêu có thể dễ chịu và ngủ ngon cũng như chơi giỏi hơn. Khi bé nghẹt mũi nhưng kèm theo những dấu hiệu lạ hơn, bố mẹ nên đưa bé đến với các y bác sĩ, để được thăm khám kịp thời nhé.

Xem thêm


Bài viết liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?