Ngày nay, trên thị trường làm đẹp xuất hiện rất nhiều sản phẩm máy rửa mặt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được cách sử dụng nó thế nào cho thật hiệu quả và an toàn cho làn da của mình.
Hôm nay, mời mọi người hãy cùng ReviewTietKiem tìm hiểu về cách sử dụng máy rửa mặt để bạn có thể chăm sóc làn da của mình được khỏe và đẹp hơn nhé!
Các công dụng của máy rửa mặt mang lại
Hằng ngày, làn da của mọi người sẽ tiếp xúc rất nhiều với môi trường bên ngoài và ánh nắng mặt trời. Không nhất thiết bạn phải đặt chân ra đường mà kể cả trong nhà, bụi bẩn xuất hiện như là kẻ thù số 1 của làn da chúng ta.
Khi sử dụng máy rửa mặt, nó sẽ giúp mọi người chăm sóc tối ưu làn da của mình, những công dụng của máy rửa mặt sẽ đạt hiệu quả cao hơn cách rửa mặt bằng tay thông thường.
Giúp làn da sạch sẽ và ngăn ngừa bụi bẩn
Bụi bẩn là nguyên nhân hàng đầu cho mụn xuất hiện. Sử dụng máy rửa mặt để loại bỏ các bụi bẩn cứng đầu nhưng không làm tổn hại đến bề mặt da.
Khi khởi động, các đầu lông của máy rửa mặt sẽ tiếp cận sâu vào bên trong các lỗ chân lông đang bị tắt vì bụi bẩn, do đó nó sẽ làm da mặt mọi người sạch hơn.
Với độ lực rung kết hợp với chuyển động xoay của máy đánh bật nhanh các bã nhờn trong lỗ chân lông, ngăn chặn sự hình thành của loại mụn tiềm ẩn: mụn đầu đen, mụn cám…

Tẩy tế bào chết
Bình thường thì cứ sau 28 ngày là da mặt của mọi người sẽ bắt đầu quá trình tự động tái tạo lớp da mới để đẩy lớp da cũ đi. Nếu mọi người không thực hiện tẩy tế bào chết định kỳ sẽ khiến làn da bị tắc lỗ chân lông nghiêm trọng.
Các máy rửa mặt với đầu lông mềm hoặc silicon có công dụng đẩy nhanh các chất bẩn chỉ sau vài lần chuyển động trên da mặt. Với những loại máy rửa mặt bình thường cũng có thể thực hiện tốt chức năng loại bỏ tế bào chết, trả lại làn da mịn màng và khỏe mạnh hơn nhiều.
>>> Xem thêm: [Review] Top 10 máy rửa mặt từ bình dân đến cao cấp – Có nên dùng máy rửa mặt?
Đẩy lùi dấu hiệu lão hóa
Thay vì sử dụng tay để mát xa mặt, các chuyển động xoay và rung của máy rửa mặt sẽ giúp chúng ta làm điều đó. Chuyển động nhịp nhàng của máy kích thích máu lưu thông, giúp da trở nên săn chắc và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa, nhăn da, hạn chế tàn nhang hình thành.
Bên cạnh đó, máy rửa mặt còn có một số tác dụng như thải độc tố chì, mỹ phẩm độc hại giúp làn da trở nên chắc khỏe hơn.
Chăm sóc da hiệu quả, hấp thụ tốt dưỡng chất
Khi sử dụng máy rửa mặt kết hợp với sữa rửa mặt sẽ giúp sản phẩm dễ dàng thẩm thấu vào sâu trong lớp biểu bì da. Thực hiện các quy trình chăm sóc da một cách khoa học sẽ loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn, làn da có thể hấp thu được lượng dưỡng chất mới.
Máy rửa mặt có nhiều công dụng nhưng mọi người phải biết sử dụng đúng cách để làn da không bị kích ứng và khỏe mạnh mỗi ngày nhé!

Cách sử dụng máy rửa mặt đúng cách, hiệu quả nhất
Máy rửa mặt có nhiều công dụng nhưng mọi người phải biết sử dụng đúng cách để làn da không bị kích ứng, viêm nhiễm. Các phái đẹp có thể tham khảo cách sử dụng máy rửa mặt dưới đây:
- Tẩy trang: thực hiện các bước tẩy trang cơ bản trước khi sử dụng máy rửa mặt để đạt hiệu quả hơn.
- Thoa sữa rửa mặt: làm ướt mặt và dùng tay thoa đều sữa rửa mặt lên mặt.
- Khởi động máy và chọn chế độ phù hợp: Ấn nút khởi động chọn chế độ rung hoặc mát xa nhẹ nhàng, rửa sạch hai bên má rồi đến mũi, cằm và trán.
- Rửa mặt lại với nước sạch, lau khô và có thể sử dụng mỹ phẩm khác như bình thường.
Lưu ý:
- Sử dụng tay thoa sữa rửa mặt, không nên cho trực tiếp sữa rửa mặt lên máy.
- Điều chỉnh chế độ rung vừa phải, phù hợp với làn da của mình, tránh dùng lực mạnh quá để da không bị tổn thương.
- Đối với chỗ nhiều mụn thì chọn chế độ rung mạnh hơn và sử dụng máy có đầu gai loại lớn để mát xa.
Hướng dẫn sử dụng máy rửa mặt phù hợp với từng loại da
Không phải làn da nào cũng đều phù hợp với máy rửa mặt. Nó sẽ phụ thuộc vào cơ địa da của từng người. Trước hết, mọi người phải chọn ra loại máy rửa mặt hợp với làn da của mình rồi sau đó vệ sinh làn da cho thật sạch sẽ để bảo vệ các bụi bẩn bên ngoài.

Dưới đây là cách sử dụng máy rửa mặt cho các tình trạng da bị mụn và làn da bị mẩn cảm mà mọi người có thể tham khảo.
Cách sử dụng máy rửa mặt cho làn da bị mụn đầu đen, mụn cám
Làn da bị mụn có nên sử dụng máy rửa mặt?
Nếu sử dụng máy rửa mặt đúng cách, nó có thể là công cụ đắc lực để giúp mọi người điều trị mụn hiệu quả. Trong máy rửa mặt có thiết kế các đầu cọ đóng vai trò giúp giảm thiểu mụn xuất hiện.
Dùng máy rửa mặt có tác dụng điều trị mụn, tuy nhiên mọi người nên cân nhắc lựa chọn đầu cọ phù hợp với làn da của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chọn máy rửa mặt phù hợp cho làn da bị mụn
Việc xuất hiện nhiều hay ít mụn có thể chịu ảnh hưởng bởi đầu cọ của máy rửa mặt. Đối với làn da mụn nhiều, sử dụng loại lông cọ quá cứng có thể làm tình trạng mụn của mình nặng hơn, làm lây lan vi khuẩn xung quanh mặt hoặc có thể gây trầy xước tế bào da.
Do đó, mọi người phải chọn máy có đầu cọ mềm mại và độ rung vừa phải để làn da không bị tổn thương. Ngoài ra, sử dụng máy rửa mặt để làm sạch lỗ chân lông, vùng chữ T và các khu vực tắc nghẽn lỗ chân lông.

Đối với làn da bị mụn, mọi người có thể lưu ý một số điều dưới đây:
- Sử dụng máy rửa mặt với tần suất không quá 1-2 lần/tuần, không nên lạm dụng quá nhiều.
- Kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp để làm cho làn da căng bóng và mịn màng hơn.
- Vệ sinh đầu bàn chải thường xuyên, không để mặt máy bị bẩn để hạn chế cho vi khuẩn trú ẩn.
- Khi sử dụng máy kém vệ sinh có thể là nguyên nhân vi khuẩn gây ra nhiều mụn trên mặt.
- Ngưng sử dụng nếu mọi người thấy da bị nổi mẩn đỏ và ngứa để làn da dịu lại.
- Đến gặp các bác sĩ da liễu hoặc chuyên khoa để tư vấn và khắc phục ngay tình trạng da của mình, không nên để lâu nếu gặp trường hợp mẩn đỏ và ngứa.
Cách sử dụng máy rửa mặt cho làn da mẫn cảm
Làn da nhạy cảm sử dụng máy rửa mặt có tốt không?
Khuyến khích mọi người sử dụng cố định một loại sữa rửa mặt trong quá trình chăm sóc để cho da không bị kích ứng và gây ra các vấn đề khác với da.
Chọn máy rửa mặt giống với việc chọn sử dụng các loại mỹ phẩm cho da. Tùy theo mỗi loại da và độ mẫn cảm mà mọi người có thể chọn máy rửa mặt phù hợp để tránh các trường hợp viêm da, mụn ẩn.
- Đối với da nhạy cảm và mụn nên ưu tiên chọn những đầu cọ mềm, có độ rung nhẹ dể tránh làm tổn thương đến bề mặt da.
- Đối với da khô và nhạy cảm nên chọn máy có đầu lông mềm, mức độ ma sát giữa phần đầu máy với làn da cần phải nhẹ nhàng.

Cách dùng máy rửa mặt phù hợp cho da nhạy cảm hiệu quả
Mọi người nên tìm hiểu kỹ những công dụng có bên trong sản phẩm để chọn ra loại máy rửa mặt phù hợp với làn da nhạy cảm. Ưu tiên chọn đầu máy có đầu lông mịn, mỏng giống đầu bàn chải silicon để vệ sinh cho da sạch, thư giãn.
- Sử dụng máy rửa mặt 1-2 lần/tuần, di chuyển nhẹ nhàng, tránh dùng liên tục trong thời gian lâu.
- Chọn loại sữa rửa mặt có độ pH có chứa các thành phần lành tính cho da.
- Trong quá trình dùng máy rửa mặt, mọi người nên để yên máy lên da trong 1 phút với chế độ rung vừa phải.
- Sau đó, bắt đầu di chuyển các vùng da khác rồi tắt máy.
- Vệ sinh máy rửa mặt thật kỹ sau khi sử dụng.
Một ngày nên rửa mặt mấy lần cho hợp lý?
Mọi người thường lạm dụng máy rửa mặt để vệ sinh da nhiều lần. Tuy nhiên, điều này có thể làm tổn thương đến da. Mọi người cần chú ý đến tần suất và thời điểm để sử dụng máy rửa mặt cho hợp lý.
Tần suất rửa mặt
Sai lầm mà nhiều người thường gặp trong cách chăm sóc da mặt là dùng máy rửa mặt mà không quan tâm đến da mình thuộc loại nào.
- Đối với làn da khỏe mạnh, bình thường có thể sử dụng máy rửa mặt hàng ngày.
- Đối với làn da nhạy cảm, mụn thì chỉ nên sử dụng 1-2lần/tuần.
- Đối với làn da dầu, nhờn thì được sử dụng 2-3lần/tuần.

Thời điểm rửa mặt
Để sử dụng máy rửa mặt đạt được hiệu quả tốt nhất, mọi người nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. So với buổi sáng thì đây là thời điểm làn da tích tụ nhiều cặn bẩn sau một ngày và làn da cần được làm sạch để các dưỡng chất dễ dàng hấp thụ tốt hơn.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng máy rửa mặt
Tuyệt đối không nên sử dụng chung máy rửa mặt
Máy rửa mặt là đồ chăm sóc da cá nhân, do đó mọi người không nên chia sẻ nó với người khác. Các vấn đề về da như mụn, viêm da có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác.
Nếu chúng ta sử dụng chung máy rửa mặt với những người đang bị bệnh thì có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Do đó, để đảm bảo an toàn và đảm bảo vệ sinh thì đây là điều mọi người cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng máy rửa mặt.
Mọi người không nên dùng máy rửa mặt cho các vùng da khác. Bản chất của da mặt rất nhạy cảm so với các khu vực khác trên cơ thể. Nếu như dùng máy rửa mặt để xoa đùi, cánh tay… rồi sử dụng lại thì có thể khiến vi khuẩn lây sang da mặt.

Nên kiểm soát lực khi sử dụng máy rửa mặt
Mọi người thường nghĩ việc dồn lực mạnh vào máy có thể khiến máy vệ sinh da sạch hơn. Tuy nhiên khi mọi người làm như thế thì kết quả thường ngược lại. Đối với các làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì việc đó gây ra tổn thương cho da.
Mọi người nên sử dụng lực vừa phải, mát xa nhẹ nhàng để vừa thư giãn vừa đẩy được bụi bẩn ra ngoài. Chỉ riêng vùng mũi thì mọi người có thể dùng lực mạnh hơn.
Vệ sinh và bảo quản máy rửa mặt đúng cách, thường xuyên
Vệ sinh đầu cọ cẩn thận
Sau khi sử dụng xong máy rửa mặt, mọi người thường rửa bằng nước sạch. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn sạch hết vì những chất trong sữa rữa mặt có thể còn lại. Các vi khuẩn gây hại khó thấy thường bám trên bề mặt máy.
Mọi người có thể làm sạch bằng nước ấm, xà phòng lành tính hoặc các loại nước chuyên dùng để tẩy bỏ chất tẩy trang. Do đó, mọi người phải vệ sinh kỹ để tránh tạo ra môi trường cho vi khuẩn gây hại cho da.
Vệ sinh máy rồi xoa bóp đầu lông theo chiều kim đồng hồ trong vòng 1 phút rồi chuyển ngược chiều kim đồng hồ để chất còn trong đầu máy đi ra ngoài.
Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh máy rửa mặt.

Hướng dẫn bảo quản máy rửa mặt sau khi sử dụng
- Sau vệ sinh xong để máy ráo nước.
- Giữ máy khô thoáng, tránh trực tiếp ánh nắng mặt trời.
- Đặt máy trên một chiếc khăn mềm để tránh va chạm, bể.
- Bỏ máy vào hộp như ban đầu tránh bụi, vi khuẩn xâm nhập.
Lời kết
Máy rửa mặt có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp. Hi vọng qua bài viết của ReviewTietKiem có thể cung cấp cho mọi người một số thông tin cần thiết để giúp mọi người tìm ra được cách sử dụng máy rửa mặt an toàn và phù hợp với loại da của mình.
Xem thêm