Cũng giống như son, Kem chống nắng từ lâu đã trở thành vật bất ly thân đối với các cô nàng hiện đại, phóng khoáng. Bạn có thể không cần make-up quá cầu kỳ, nhưng không thể thiếu bước kem chống nắng và một chiếc son trước khi ra đường. Quen thuộc là vậy, nhưng bạn có chắc mình đã dùng Kem chống nắng hiệu quả bao năm qua chưa? Hãy cùng ReviewTietKiem điểm qua 9 cách sử dụng kem chống nắng đúng cách các bạn gái nên biết nhé.

Thông tin về Kem chống nắng
Công dụng của kem chống nắng
Kem chống nắng là một loại kem dưỡng da giúp hấp thụ hoặc phản xạ lại một số bức xạ tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời. Hay nói cách khác, muốn bảo vệ da trước các tác hại của ánh nắng như đen da, cháy nắng, ung thư da, lão hóa da, ung thư da,… thì kem chống nắng là bước chăm sóc da không thể bỏ qua.
- Ngăn ngừa bức xạ UV
- Tránh lão hóa sớm
- Làm giảm nguy cơ cháy nắng
- Ngừa các vết sạm da
- Tăng cường sức khỏe da
- Sử dụng thay thế kem nền
Với các bạn thuộc da dầu, quá nhiều lớp trang điểm trên da sẽ gây bí da và dẫn đến hiện tượng tiết dầu nhiều hơn. Vì vậy, để có một chiếc nền mỏng nhẹ tự nhiên, loại kem chống nắng có tính năng nâng tông sẽ thay thế kem nền và giúp bạn tối giản được bước make-up hơn.
Phân loại kem chống nắng
Theo thành phần
Dựa theo thành phần cấu tạo, hiện nay trên thị trường có 3 loại kem chống nắng phổ biến, đó là:
- Kem chống nắng vật lý: nguyên lý hoạt động của nó dựa trên hai thành phần chính là titanium dioxide và zinc oxide để tạo ra “tấm chắn” phản chiếu lại ánh sáng mặt trời..
Kem này có ưu điểm là tác dụng nhanh, ít gây kích ứng da, vì vậy nhiều đối tượng có thể sử dụng được. Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý lại chống chỉ định dành cho người da dầu và hay đổ mồ hôi.
- Kem chống nắng hóa học: ngược lại với kem chống nắng vật lý, cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học là hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Ưu điểm của kem này là mỏng, nhẹ, không gây bí da, hiệu quả chống nắng cao. Bên cạnh đó, kem cũng có nhược điểm là tác dụng chậm, dễ gây kích ứng với người da khô và da nhạy cảm, và 2-3h phải thoa lại do kem dễ bay hơi.
>>> Xem thêm: [Review] Top 8 kem chống nắng Anessa hiệu quả nhất

- Kem chống nắng vật lý lai hóa học: đây là loại được cải tiến từ hai loại trên nên có thể khắc phục được yếu điểm của từng loại. Kem không gây bí da như kem chống nắng vật lý, đồng thời có tác dụng chống nắng cao như kem hóa học.
Tuy nhiên cần lưu ý, thành phần tinosorb có trong kem thường gây ra hiện tượng bóng dầu nếu dùng lâu.
Theo dạng sử dụng
- Dạng kem: phổ biến và dễ dùng nhất
- Dạng xịt: mới được đưa vào sử dụng gần đây, tiện lợi.
- Dạng khăn lau: ít dùng, tiện lợi cho người hay di chuyển, tuy nhiên hiệu quả không cao.
>>> Xem thêm: [Review] 9 loại kem chống nắng La Roche Posay hot nhất hiện nay
9 cách sử dụng kem chống nắng đúng cách
1. Đọc chỉ số quan trọng
Đây là thói quen bạn nên hình thành trước khi quyết định mua loại kem chống nắng nào cho mình. Có 2 chỉ số bạn cần lưu ý:
SPF
Là chỉ số chống nắng trước tia UVB tính trong một đơn vị thời gian. Theo các nghiên cứu y khoa, những loại kem chống nắng có độ SPF trên 30 có thể ngăn cản tới 96% tia UV. Chỉ số SPF càng cao thì càng có tác dụng trong việc bảo vệ da khỏi tia UVB. SPF 50 có thể loại trừ lên đến 98% tác hại từ các tia cực tím.
PA
Là chỉ số chống nắng trước tia UVA tính trong một đơn vị thời gian. Chỉ số PA càng cao thì hiệu quả càng cao và thời gian tác dụng càng lâu.
- PA+ : mức độ chống tia UVA 40 – 50% trong khoảng 2 – 4 giờ.
- PA++ : mức độ chống tia UVA tương đối tốt , 60 – 70% trong khoảng 4 – 8 giờ.
- PA+++ : mức độ chống tia UVA tốt , đạt 90% trong khoảng 8 – 12 giờ.
- PA++++ : mức độ chống tia UVA cực kỳ tốt , lên đến 95% và có tác dụng hơn 16 giờ.
2. Lượng kem vừa đủ
Nếu lượng kem quá ít sẽ không đủ tác dụng để chống nắng. Còn lượng kem quá nhiều sẽ dễ gây bí da cũng như lãng phí. Vì vậy lượng kem bằng 1 hạt đậu khoảng 2cm là vừa đủ dùng cho da mặt.
>>> Xem thêm: [Review] Top 12 kem chống nắng Biore – Tìm hiểu kem chống nắng Biore có tốt không?
3. Tán kem ra đều các điểm trên mặt
Dùng tay lấy kem chấm thành 5 điểm trên khuôn mặt : trán, mũi, hai bên má và cằm. Sau đó bạn dùng bông mút nhẹ nhàng tán kem ra khắp các vị trí khác trên khuôn mặt. Như vậy là khuôn mặt của bạn đã được phân bố đầy đủ kem chống nắng rồi.

4. Sử dụng kem chống nắng theo quy trình chuẩn
- Bước 1: Đầu tiên làm sạch bề mặt da.
- Bước 2 :Thoa lớp kem dưỡng ẩm để da luôn được cấp đủ độ ẩm.
- Bước 3: Tiếp đến bôi kem chống nắng.
- Bước 4: Sau cùng là các bước trang điểm : đánh kem nền, kẻ mắt, son môi, phấn phủ,…
- Bước 5: Dặm lại lớp kem chống nắng sau 2-3h để da luôn có lớp bảo vệ trước ánh nắng.
- Bước 6: Đừng quên tẩy trang sạch các lớp trang điểm trên da trước khi ngủ.
Lưu ý : Sau mỗi bước đánh kem, bạn nên chờ 2-3 phút cho kem thẩm thấu vào da rồi mới tiếp tục lớp khác. Làm như vậy bạn sẽ có một lớp make-up nhẹ nhàng, không gây bết dính.
>>> Xem thêm: [Review] Top 12+ kem chống nắng Sunplay chất lượng – Có nên dùng kem chống nắng Sunplay?
5. Luôn nhớ bôi kem trước 30 phút rồi mới ra khỏi nhà
Để kem có thời gian thẩm thấu vào da và phát huy hết hiệu quả, bạn nên bôi kem trước 30 phút rồi mới ra ngoài.
6. Không quá phụ thuộc vào kem chống nắng
Chỉ một lớp kem chống nắng thì chưa đủ để chống lại hoạt động của các tia cực tím. Bởi vậy, bạn cần trang bị thêm cho mình các ‘’lá chắn’’ khác như : mũ/nón, áo khoác,…và hạn chế ra đường trong thời gian tia cực tím hoạt động gay gắt nhất (11-13h).
7. Sử dụng kem đều đặn mỗi ngày
Nhiều bạn nhầm tưởng rằng những ngày mùa đông hay ở trong nhà không có ánh nắng thì không cần bước bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, sự thật là tia UVA đâm xuyên rất mạnh, nên ánh nắng vẫn luôn có mặt, chỉ là mắt thường chúng ta không thể thấy được. Bởi vậy sử dụng kem chống nắng hàng ngày để mang lại tác dụng lâu dài.
>>> Xem thêm: [Review] Top 6 kem chống nắng Clarins – Kem chống nắng clarins có tốt không?
8. Đọc kỹ thời hạn trước khi sử dụng
Thông thường kem chống nắng có hạn sử dụng 2 – 3 năm. Khi hết hạn, các thành phần trong kem sẽ bị biến đổi chất và sẽ gây ra kích ứng cho người sử dụng. Vì vậy, bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên thời hạn sử dụng kem chống nắng và các loại mỹ phẩm khác của mình.
9. Lưu ý dùng kem trong thời kỳ mang thai
Trong thai kỳ, do thay đổi nội tiết tố sẽ khiến cho làn da của bạn rất nhạy cảm và có thể gây ra nổi mụn, sạm da. Các loại kem chống nắng có thành phần hóa chất mạnh có thể xâm nhập vào máu và ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên, giai đoạn này mẹ bầu nên tìm cho mình loại kem chống nắng có thành phần từ tự nhiên để đảm bảo an toàn.

Câu hỏi thường gặp trong cách dùng kem chống nắng
Kem dưỡng da ban ngày có SPF có thay thế được kem chống nắng tiêu chuẩn không?
Hiện nay, một số loại kem dưỡng da ban ngày cũng được thêm độ SPF nhất định (thông thường từ 20 đến 30). Tuy nhiên, như đã đề cập phía trên, độ SPF này là quá thấp, không đủ tác dụng chống nắng. Nó chỉ có thể hỗ trợ thêm kem chống nắng để tăng hiệu quả bảo vệ da được tốt hơn thôi.
Dùng kem chống nắng có phải nguyên nhân dẫn đến khô da không?
Trong bảng thành phần một số loại kem chống nắng có chứa cồn khiến da mặt bạn bị khô. Để tránh điều này, bạn nên tìm loại kem nào không chứa cồn và nhớ luôn có một lớp dưỡng ẩm cho da trước khi thoa kem chống nắng.
Sử dụng Kem chống nắng cho da mặt và body chung được không?
Da mặt của chúng ta mỏng và mẫn cảm hơn da body rất nhiều nên tốt nhất bạn nên dùng riêng kem chống nắng cho từng vị trí.
Nam giới có thể dùng kem chống nắng của phụ nữ không?
Câu trả lời là có. Kem chống nắng là loại mỹ phẩm mà bạn không cần phân biệt giới tính, chỉ phân biệt loại da. Vậy nên cả nam và nữ hoàn toàn có thể dùng chung một loại kem chống nắng với cách dùng như trên.
Kem chống nắng dễ bảo quản không ?
Cũng giống như các loại mỹ phẩm khác, Kem chống nắng được các nhà sản xuất khuyến cáo bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng là được.
Vậy là một bài chia sẻ kinh nghiệm chi tiết và có ứng dụng cao của Review Tiết Kiệm lại ra đời. Hy vọng bạn đọc sẽ có 9 cách sử dụng kem chống nắng đúng cách bỏ túi cho mình từ giờ và ủng hộ những bài viết tâm huyết tiếp theo của chúng tôi nhé.