Bếp từ (bếp điện từ) đang dần chiếm ưu thế trên thị trường đồ gia dụng bởi kích cỡ nhỏ gọn, tốc độ nấu nhanh, mẫu mã đẹp và sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết cách sử dụng bếp từ như thế nào để tránh làm hỏng bếp mà vẫn đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện.
Bếp điện từ là gì?
Bếp điện từ (bếp từ) là loại bếp không dùng ngọn lửa để làm chín thức ăn mà hoạt động trên nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường.
Khi bếp bắt đầu hoạt động, năng lượng điện sẽ được kích hoạt từ cuộn dây đồng đặt ở dưới mặt kính bếp rồi sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp truyền nhiệt đến đáy nhiễm từ và sẽ đun nóng làm chín thức ăn rất nhanh.

Lợi ích khi sử dụng bếp từ
- Rút ngắn thời gian nấu ăn.
- Tiết kiệm năng lượng điện mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tích hợp nhiều chức năng hiện đại khác nhau: chiên, hầm, hấp, đun sôi nước,.., tiện lợi và dễ sử dụng.
- An toàn cho người sử dụng, đặc biệt nó có tiện ích khóa bảng điều khiển an toàn cho trẻ nhỏ.
- Vệ sinh bếp dễ dàng, sạch sẽ vì mặt bếp bằng kính chịu nhiệt
- Bếp nhỏ gọn có thể đặt ở bất cứ nơi nào có nguồn điện đủ để bếp hoạt động.

Tiêu chuẩn để lắp đặt bếp từ an toàn
Lắp đặt bếp từ phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn sau:
- Chấu cắm ổ điện của bếp từ phải có 03 dây: dây pha, dây trung tính, dây tiếp đất.
- Nguồn điện sử dụng cho bếp từ phải đảm bảo đủ từ 190 - 230V.
- Dây nguồn phải có khả năng chịu tải phù hợp sức tải của bếp.
- Khi kết nối phải đảm bảo các cầu nối điện, phích cắm và ổ cắm để tránh hiện tượng cung cấp nguồn điện chập chờn.
- Nên dùng cầu dao ngắt mạch tự động CB 30A, dây điện Φ 30 mm cho dây tiếp đất.
Cách sử dụng bếp từ chi tiết cho người mới bắt đầu
Hãy cùng ReviewTietKiem tham khảo các bước về cách sử dụng bếp từ cơ bản nhất dành cho những bạn mới dùng lần đầu dưới đây:
Bước 1: Đặt nồi nấu ngay giữa mặt kính bếp.
Việc đặt nồi nấu chính giữa mặt bếp giúp đáy nồi ổn định khi sôi, tránh va đập làm bể mặt kính của bếp điện từ.

Lưu ý:
- Trước khi đặt nồi lên bếp cần lâu bên ngoài nồi sạch sẽ, lau mặt bếp.
- Không đặt nồi rỗng lên trên bếp để tránh làm hư nồi hay gây cháy.
Bước 2: Cắm điện, bếp sẵn sàng hoạt động sau khi nó phát ra tiếng “bíp”.

Bước 3: Nhấn nút ON/OFF để mở bếp lên.

Bước 4: Chọn chức năng nấu thích hợp
Nhấn MENU -> FUNCTION để chọn chức năng nấu đã được cài đặt sẵn:
- BBQ: Nướng .
- Stir Fire: Chiên, xào.
- Hot Pot/Chafing: Nấu lẩu.
- Soup: Nấu canh.
- Boil: Đun sôi nước.

Bước 5: Điều chỉnh nhiệt độ và công suất nấu vừa phải.
Tùy món ăn mà nấu với lửa lớn hay lửa nhỏ khác nhau, lúc này bạn cần chỉnh nhiệt độ với công suất phù hợp để nấu. Nhiệt độ khi nấu ăn là một trong những yếu tố giúp món ăn của bạn ngon hơn.

Bước 6: Sau khi nấu xong bkm nút ON/OFF để tắt bếp.
Khi nấu xong, bạn nhấn nút ON/OFF bếp sẽ ngừng hoạt động. Chờ cho cánh quạt tản bớt nhiệt, bếp ngừng chạy mới rút dây điện bếp ra.

Hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách, an toàn và hiệu quả
Cách sử dụng bếp từ sao cho đúng cách là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết mà người dùng cần phải biết. Không chỉ an toàn, hiệu quả mà còn giúp tránh được các nguyên nhân khiến bếp của bạn nhanh hỏng.
Hãy sử dụng bếp điện từ thường xuyên
Độ ẩm trong không khí quá cao, đặc biệt là vào những ngày mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, hơi nước rất dễ xâm nhập vào các linh kiện bên trong bếp từ như tụ điện, bảng mạch… gây chập mạch dẫn đến tình trạng hư hỏng nếu bạn không sử dụng bếp điện từ thường xuyên.

Không để bếp từ hoạt động ở nhiệt độ quá cao
Tốc độ làm nóng của bếp điện từ nhanh hơn nhiều so với bếp gas. Vì thế để sử dụng bếp từ đúng cách, bạn không nên bắt đầu nấu ở nhiệt độ quá cao. Nhằm tránh tình trạng làm cháy xoong, nồi.
Đặc biệt là không để bếp hoạt động với công suất cao liên tục vì rất dễ gây ra tình trạng quá tải. Một vài trường hợp có thể dẫ tới nứt mặt kính bếp, làm giảm đi tính thẩm mỹ và tuổi thọ của bếp từ.

Thêm vào đó, tuyệt đối không để nồi rỗng trên bếp đang hoạt động, rất có thể bếp từ sẽ báo lỗi - ngưng hoạt động, làm nồi bị cháy hoặc biến dạng.
Sử dụng đúng vật dụng nấu nướng chuyên dùng cho bếp từ
Bạn không nên sử dụng vật dụng nấu bếp bằng nhôm vì nhôm có tính hấp thụ nhiệt nhanh, làm cho thực phẩm dễ bị cháy, khét. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại nồi, xoong, chảo bằng inox có đáy từ, sắt tráng men hoặc xong nồi thủy tinh có chứa sợi kim loại.
Ngoài ra, bạn nên dùng các loại muỗng và dụng cụ nấu bằng kim loại có khả năng chịu nhiệt cao và nên có tay cầm cách nhiệt để tránh bị phỏng khi sử dụng.

Tiết kiệm năng lượng điện
Khi nấu thức ăn gần xong, bạn nên tắt bếp trước vài phút, tận dụng hơi nóng còn lại đủ giúp cho thức ăn của bạn vừa chín tới. Mẹo này vừa giúp bảo quản tuổi thọ bếp, vừa giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng của gia đình bạn một cách đáng kể.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là cách này chỉ có tác dụng đối với các món hầm và xào, không nên áp dụng khi chế biến những món chiên.

>>> Tham khảo: Bếp từ Canzy có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Không nên rút nguồn điện vào bếp từ ngay sau khi sử dụng xong
Nhiều người nghĩ rằng rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong sẽ giúp tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, nếu bạn rút điện ngay lúc này thì quạt sẽ không hoạt động. Bởi sau khi vừa nấu xong thì bếp đang có nhiệt độ cao, các linh kiện bên trong đang rẩt nóng.

Vì vậy sau khi bạn tắt bếp cần phải có thời gian khoảng 15 - 20 phút để hệ thống quạt vẫn hoạt động, tản nhiệt làm nguội bếp và các linh kiện bên trong bếp. Giúp giảm sự tác động của nhiệt đối với tuổi thọ sản phẩm.
Vệ sinh sạch sẽ bếp từ sau khi dùng
Trong khi sử dụng, chúng ta không thể nào tránh khỏi những vết dầu mỡ, vụn thức ăn và hiện tượng ẩm ướt do thức ăn bị trào ra bám trên bề mặt bếp.
Vì vậy, sau khi nấu xong, bề mặt bếp đã nguội, bạn nên vệ sinh ngay để bề mặt bếp luôn được giữ sạch sẽ và an toàn. Tránh khỏi nguy cơ rạn nứt bếp ở nhiệt độ cao. Hạn chế ảnh hưởng đến quá trình truyền nhiệt và hiệu suất của bếp từ.

Lưu ý: khi lau mặt kính bạn nên sử dụng khăn mềm kể cả đối với những vết bẩn két lại lâu ngày. Tránh sử dụng giấy nhám, bàn chải cứng hay vật liệu nhôm để vệ sinh bề mặt bếp.
Một số lưu ý khác về cách sử dụng bếp điện từ
- Đặt bếp ở những nơi bằng phẳng khi sử dụng, tránh nững nơi có lửa hay chịu ánh nắng trực tiếp,...
- Tránh việc tăng/giảm nhiệt độ đột ngột quá lớn.
- Không được đặt các vật dụng bằng kim loại lên bề mặt bếp.
- Không được xê dịch bếp trong quá trình nấu để đảm bảo an toàn.
- Không đặt báo, vải,..những thứ dễ cháy lên mặt bếp.
- Hạn chế tối đa việc thức ăn hay nước trào ra dính lên bếp.
- Không nên sờ tay vào mặt bếp khi bếp đang bật hay vừa nấu xong.
Trên đây là một số cách sử dụng bếp từ an toàn và tiết kiệm mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo an toàn khi nấu nướng bằng thiết bị này.