Cách để nấu cơm nát cho bé thì khá là dễ, nhưng không hẳn bố mẹ bỉm sữa nào cũng biết nấu cho nhanh và tiện. Hãy cùng Review Tiết Kiệm tìm hiểu cách nấu cơm nát cho bé nhanh, ngon và tiện cho cả bố mẹ nhé.

Tại sao nên học cách nấu cơm nát cho bé?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bé khi bắt đầu lên 2 tuổi là có thể bắt đầu ăn cơm nát, vì lúc này các con đã mọc khá nhiều răng và kĩ năng nhai, cầm, nắm, nuốt hay tự xúc ăn đã khá thành thạo. Như vậy, bố mẹ có thể tùy theo khả năng ăn thô của bé, và bắt đầu cho bé ăn cơm nát.

Nấu cơm nát cho bé ăn thì không khó, nhưng các bố các mẹ phải nấu vừa đủ và đúng khẩu phần ăn của em, tránh dư thừa (để bé không dùng lại bữa kế tiếp bằng cách hấp lại cơm nguội). Như vậy, lí do tại sao bố mẹ phải học cách nấu cơm nát cho bé rất là quan trọng.

>>> Xem thêm: [Review] Top 13 Cốc nấu cháo cho bé an toàn nhất – Nên mua cốc nấu cháo loại nào?

cách nấu cơm nát cho bé

Một số cách nấu cơm nát cơ bản cho bé

Phương pháp 1: Hai chế độ ăn trong nột nồi

  • Cách 1: Khi nấu cơm cho gia đình bằng nồi cơm điện, bố mẹ hãy lấy khoảng 3 thìa gạo (tùy theo khẩu phần ăn của từng bé, bố mẹ có thể gia giảm cho phù hợp), vo sạch cho vào bát (bằng inox hoặc sứ), thêm ½ bát nước rồi đặt bát gạo đã vo sạch vào nồi cơm. Khi cơm chín, cơm nát của con cũng đã xong. Như vậy, các con đã đã có cơm nhão, vừa nhanh, lại không cần lỉnh kỉnh hai nồi.
  • Cách 2:  Một cách tiện hơn là bố mẹ có thể lấy bớt phần gạo ở một góc khi nấu cơm cho gia đình. Khi cơm chín, góc cơm này sẽ trở thành cơm nát cho bé vì góc cơm này sẽ nhão hơn bình thường.
Phương pháp nấu cơm nát cho bé

Phương pháp 2: Nấu cơm nát từ cơm có sẵn

Cách nấu cơm này chính là lấy phần cơm của gia đình sau khi chín để nấu cho bé, bằng cách cho thêm một lượng nước vừa đủ xâm xấp mặt cơm, đun sôi rồi để lửa nhỏ, liu riu cho đến khi cạn nước, và bố mẹ nhớ đậy kín nắp nhé. Như vậy, chẳng bao lâu bé đã có cơm nát để măm măm.

Phương pháp nấu cơm nát cho bé

Tổng hợp 8 thực đơn cơm nát cho bé vừa ngon lại nhanh gọn.

Để kích thích khẩu vị cho con, bố mẹ có thể cho bé ăn cơm nát với các món mặn, món canh, rau củ quả luộc,… Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài thực đơn để bố mẹ có thể bổ sung vào thưc đơn ăn dặm ngon cho các con thưởng thức.

thực đơm cơm nát cho bé

Thực đơn số 1:

  • Cơm nát trộn một xíu muối vừng dành cho bé
  • Canh bầu
  • Chả tôm hấp
  • Măng tây hấp
  • Tráng miệng: Dưa hấu

Thực đơn số 2:

  • Cơm nát
  • Canh bò viên rong biển
  • Trứng rán
  • Su su hấp
  • Tráng miệng: Cam ngọt
Cách làm cơm xay ngon cho bé

Thực đơn số 3:

  • Cơm nát
  • Chả trứng thịt hấp rau củ
  • Canh cải ngọt
  • Cá rán bỏ xương
  • Tráng miệng: Plan yến mạnh

Thực đơn số 4:

  • Cơm nát rắc rong biển
  • Đậu phụ rán
  • Canh thịt khoai tây, cà rốt
  • Tráng miệng: Pudding hạt sen và sốt trái cây
món ngon cho bé ăn cơm nát

Thực đơn số 5:

  • Cơm nát
  • Thịt bằm sốt nấm
  • Bí ngòi hấp
  • Tráng miệng: Kiwi

Thực đơn số 6:

  • Cơm nát rắc rong biển
  • Canh cải ngọt nấu thịt băm
  • Trứng rán rau củ
  • Tráng miệng: Sữa chua

Thực đơn số 7:

  • Cơm nát trộn muối vừng
  • Cá hồi rút xương hấp
  • Canh rong biển
  • Cà rốt hấp
  • Tráng miệng: Nho cắt nhỏ
cách làm cơn xay cho bé

Thực dơn số 8:

  • Cơm nát
  • Ruốc nấm
  • Tôm rim nước dừa
  • Canh rau củ
  • Tráng miệng: Pudding đậu nành

Nên tập cho bé ăn cơm nát như thế nào?

Một số nguyên tắc khi tập cho bé ăn cơm nát dành cho các bố các mẹ

Trước giờ ăn của các bé, bố mẹ không nên cho các con sử dụng đồ ăn vặt như: bánh, kẹo, hoặc uống sữa vì trong các sản phẩm kể trên có chưa chất đường ngọt, tạo ra hiện tượng no giả, làm cho bé cảm thấy biếng ăn. Chưa kể, lượng đường có trong bánh kẹo và sữa tao thành axit có hại cho men răng của bé, nên tốt nhất hạn chế cho bé ăn, hoặc chỉ thưởng cho bé sau khi ăn no hoặc vào bữa phụ.

 Khi dùng bữa, không khí gia đình vui vẻ cũng tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Một không khí vui vẻ có thể giúp bé có thể tập ăn cơm nhanh và hứng thú hơn. Cùng với đó, bố mẹ nên cố gắng đa dạng thực đơn của bé, giúp bé không bị ngán dẫn đến hiện tượng chán ăn.

tập ăn cơm nát cho bé

Một thực đơn hiệu quả cho bé được xây dựng như thế nào?

Một thực đơn hiệu quả giúp bé có thể tập ăn cơm nát thì cần chú trọng một số vấn đề sau:

  • Để cho bé lớn lên và phát triển toàn diện thì bữa cơm của bé cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, lựa chọn những món bé thích và có cách chế biến phù hợp.
  • Thực phẩm khi chế biến nên làm mềm và thái miếng nhỏ, màu sắc tươi, bắt mắt, đẹp, cùng với phương pháp chế biến phù hợp để giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng, và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
  • Không nên quá căng thẳng trong việc xây dựng thực đơn cho bé, lựa chọn những gì bé thích và cố gắng tập dần cho bé thích nghi đa dạng khẩu phần ăn. Ví dụ bé thích ăn các món có sợi như bún, mì tôm,.. thì bố mẹ đừng quá lo lắng, hãy bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như rau (chất xơ), trứng, chả,(chất đạm),..., chất béo thì linh hoạt để thêm vào các khẩu phần phụ như bơ, các loại hạt nuts,.. và thêm vitamin như trái cây, sữa chua,.. để hoàn thiện bữa ăn. Hạn chế các gia vị quá mặn như muối.
  • Ngoài ra, kiên trì với bé cũng là một phần khá quan trọng khi bố mẹ tập cho bé ăn cơm nát. Nên động viên và dỗ bé ăn từng chút một như ăn một ít cơm trước rồi tếp theo cho bé ăn những món bé thích. Ngoài ra, ngoài bữa chính là cơm nát và đồ ăn chế biến ăn kèm thì nên bổ sung thêm nhiều chế phẩm từ sữa, sữa, bánh ăn vặt cho bé,… để bé thích nghi và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Cố gắng giúp bé hoàn thành bữa ăn trong khoảng 30-40 phút là ổn.
xây dựng thực đơn ăn cơm nát hiệu quả cho bé

Hy vọng, qua bài viết này, các bố mẹ bỉm sữa có thể biết thêm nhiều điều về cách nấu cơm nát cho bé cũng như một số kiến thức bổ trợ để bé có thể phát triển toàn diện nhất.


Bài viết liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?