Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết cho trẻ nhỏ.

Trong cột mốc quan trọng này, các mẹ đang phân vân rằng trẻ 7 tháng ăn được những gì, ăn thế nào cho khoa học để bé có thể phát triển khỏe mạnh và tăng cân? Câu trả lời sẽ có trong bài viết của ReviewTietKiem ở dưới đây.

thuc-don-an-dam-cho-be-thom-ngon-bo-duong-1638944804

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo chuẩn Viện dinh dưỡng quốc gia

THỰC ĐƠN THỨ HAI - THỨ TƯ

Giờ

Món ăn

6.00 sáng

Bú mẹ hoặc pha sữa công thức (150-200ml)

9.00 sáng

Bột thịt lợn

(Thịt lợn + Bột gạo + Dầu ăn + Rau mồng tơi)

10.00 sáng

Trái cây (1/2 quả chuối)

11.00 trưa

Bú mẹ

14.00 chiều

Bột trứng

(Trứng + Bột gạo + Dầu ăn + Rau ngót)

16.00 chiều

Nước cam

(Tỷ lệ: 1 phần cam + 3 phần nước)

18.00 tối

Bột cua

(Nước lọc cua + Bột gạo + Dầu ăn + Cà rốt)

THỰC ĐƠN THỨ BA - THỨ NĂM – THỨ BẢY

Giờ

Món ăn

6.00 sáng

Bú mẹ hoặc pha sữa công thức (150-200ml)

9.00 sáng

Bột thịt gà

(Thịt gà + Bột gạo + Dầu ăn + Đậu đen)

10.00 sáng

Trái cây (1 lát đu đủ)

11.00 trưa

Bú mẹ

14.00 chiều

Bột cua

(Nước lọc cua + Bột gạo + Dầu ăn + Bí đỏ)

16.00 chiều

Nước cam

 (Tỷ lệ: 1 phần cam + 3 phần nước)

18.00 tối

Bột đậu xanh

(Bột đậu xanh + Bột gạo + Dầu ăn + Rau ngót )

THỰC ĐƠN THỨ SÁU VÀ CHỦ NHẬT

Giờ

Món ăn

6.00 sáng

Bú mẹ hoặc pha sữa công thức (150-200ml)

9.00 sáng

Bột thịt bò

(Thịt bò + Bột gạo + Dầu ăn + Bí xanh)

10.00 sáng

Trái cây (1 lát bơ)

11.00 trưa

Bú mẹ

14.00 chiều

Bột tôm

(Thịt tôm + Bột gạo + Dầu ăn + Rau lang)

16.00 chiều

Nước cam

 (Tỷ lệ: 1 phần cam + 3 phần nước)

18.00 tối

Bột trứng

(Trứng + Bột gạo + Dầu ăn + Rau ngót)

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-1638944803

Thực đơn ăn dặm truyền thống dành cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn 1

Cháo cá hồi + yến mạch + sữa hạt óc chó

Thực đơn 2

Cháo cá hồi + bí đỏ + súp lơ + hạt đậu lăng đỏ

Thực đơn 3

Cháo bào ngư + gà ác + sữa hạt hạnh nhân

Thực đơn 4

Cháo thịt bò + gừng + cà rốt + súp lơ xanh + đậu gà

Thực đơn 5

Cháo cá quả + đậu hà lan + cà chua + măng tây

Thực đơn 6

Cháo lươn đồng + bí ngòi + bắp + đậu xanh

Thực đơn 7

Cháo tôm sú + khoai tây + đậu hà lan

Thực đơn 8

Cháo cá hồi + khoai tây + rau mồng tơi + hạt Quino

Thực đơn 9

Cháo cá + rau thì là + lăng đỏ

Thực đơn 10

Cháo tôm sú + khoai lang + bí ngòi + lăng đỏ

Thành phần dinh dưỡng cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 - 7 tháng

Chất đạm

Chất đạm có vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé, giúp trẻ tăng cân, khỏe mạnh và phát triển toàn diện não bộ ở trẻ. Trung bình, trong các món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi thường được bổ sung khoảng 28 – 30gr chất đạm/ngày.

Một số thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt, ngũ cốc,…

Lưu ý: Lượng đạm không tương đương với lượng thịt được cơ thể hấp thụ. Ví dụ: trong khoảng 20 – 30gr thịt chưa qua chế biến chỉ chứa khoảng 4 – 6gr chất đạm. Mọi người có thể dựa vào công thức này để đảm bảo đủ lượng đạm cho bé yêu của mình.

thuc-don-an-dam-cho-be-dung-chuan-vien-dinh-duong-quoc-gia-1638944804

Vitamin

Vitamin là chất dinh dưỡng không thể thiếu khi xây dựng thực đơn dành cho bé. Các vitamin A, B1, B2, B5, C, D, E… thường có trong các loại thực phẩm như cá, thịt bò, bông cải xanh, nấm, cà rốt, trái cây,… cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Ngày từ lúc bé bắt đầu ăn dặm, bố mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại rau củ để bé hình thành thói quen và dễ ăn hơn. Các loại trái cây, củ quả có nhiều màu sắc, giúp bữa ăn của bé trở nên thú vị, ít nhàm chán hơn. Ngoài ra, lượng vitamin có nhiều trong những loại thực phẩm trên cũng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, chống lại nhiều bệnh tật.

Chất xơ

Rau xanh là nguồn cung cấp một lượng lớn chất xơ và khoáng chất tốt nhất cho bé từ 7 tháng tuổi. Các mẹ thường kết hợp các loại: Rau dền, rau ngót, rau lang với củ quả như khoai tây, cà rốt, bí ngô, sau đó chế biến bằng cách hấp rồi nghiền nhỏ trộn vào cháo cho bé ăn.

Insert Image

Một số nguyên tắc khi lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng

  • Thực đơn cho bé 7 tháng phải đầy đủ các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất béo, vitamin, chất đạm. Ưu tiên nấu các loại rau củ giàu chất xơ để cho bé tập quen dần với việc ăn dặm.
  • Đối với nhóm chất dinh dưỡng cần bổ sung trong giai đoạn ăn dặm từ tháng thứ 7 trở đi, các mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các loại thịt gà, thịt bò, cá, đậu,…

Lượng thức ăn

Vì ở thời điểm 7 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của em bé vẫn là sữa mẹ. Để đáp ứng nhu cầu con được khỏe mạnh, các mẹ hãy kết hợp cho bé bú và ăn dặm.

Đối với thực đơn ăn dặm cho bé 7 - 8 tháng, mẹ bỉm có thể cho bé ăn ngày 2 bữa kết hợp với khoảng 600 – 800ml sữa mỗi ngày để con tăng cân và phát triển.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tang-can-va-phat-trien-toan-dien-1638944803

Cách thức chế biến

Giai đoạn 7 tháng tuổi là thời điểm mới vừa bắt đầu tập ăn dặm, thời kỳ rất quan trọng và nhạy cảm với bé vì hệ thống tiêu hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể còn non nên bố mẹ cần quan tâm đến cách thức chế biến thức ăn cho bé phải cẩn thận, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần quan tâm đến lượng gia vị có trong thực đơn ăn dặm của bé:

  • Không cho muối, nước mắm, đường vào cháo,  chỉ sử dụng bột ngọt có thành phần từ thiên nhiên.
  • Chỉ bổ sung dầu ăn, dầu oliu hoặc có thể sử dụng phomai để tạo vị món ăn cho bé không cảm thấy ngán.

Lời kết

Ăn dặm là cột mốc quan trọng, đánh dấu quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Với sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân cùng với thông tin mà ReviewTietKiem đã cung cấp, hi vọng các mẹ có thể tự tin xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng nhà mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phát triển toàn diện cho bé nhé!


Bài viết liên quan

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấc? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?

Có nên mua máy lọc không khí? Máy lọc không khí có tác dụng gì?